http://full." /> http://full."/>
* Có thể bạn thích xem :
♥ Nguyệt Thực Nửa Tối 11/2 " WOW "
http://full.sc/2iGiuTy
♥ Tết Trung Thu Và Những Điều Bạn Chưa Biết !
http://full.sc/2jxgz85
♥ Mưa sao băng sắp tới vào ngày 12/8
http://full.sc/2iGgDxU
♥ Thiên Thạch Benu Mạnh Gấp 200 Lần Quả Bom Nguyên Tử
http://full.sc/2jxhZ2j
♥ Olympic Rio 2016 bửa tiệc gợi cảm nhất lịch sử :
http://full.sc/2jxiLfL
♥ 10 loại quả siêu đắt trên thế giới:
http://full.sc/2jxiNUV
Xem và ủng hộ mình nhé
♥ Kênh Google+:http://full.sc/2jxis4i
♥Youtube :http://full.sc/2iG3t4e
♥Trang Facebook của mình : http://full.sc/2iGkYkN
♥Trang cá nhân : http://full.sc/2jxkOjX
♥ Kênh Dailymotion : http://full.sc/2iGl8ZH
♥ Instagam : http://full.sc/2jxlPsh
♥ Twitter : http://full.sc/2jxq8Uh
Đêm 15, rạng sáng 16/12, người dân Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát Geminids - trận mưa sao băng lớn nhất năm với tần suất cực điểm lên đến 100 vệt mỗi giờ.
Việt Nam chuẩn bị đón mưa sao băng Geminids
Mưa sao băng Geminids thường xuất hiện hàng năm vào khoảng 4-17/12. Theo dự báo của Tổ chức sao băng quốc tế (IMO), cực điểm của trận mưa sao băng năm nay diễn ra khoảng 18h UTC ngày 14/12, tức 1h sáng 15/12 theo giờ Việt Nam.
"Thời điểm quan sát tốt nhất ở Việt Nam là vào đêm 14, rạng sáng 15/12 với tần suất từ 50 đến 100 vệt mỗi giờ. Trong điều kiện quan sát lý tưởng có thể lên đến 120 vệt mỗi giờ", anh Đặng Tuấn Duy, câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM cho biết.
Tâm điểm của trận mưa sao băng là chòm Song Tử - Gemini. Chòm sao này mọc dần từ hướng đông vào khoảng 20h và lên cao dần khi đến gần sáng.
Theo anh Duy, người xem có thể bắt đầu quan sát từ khoảng 22h khi tâm điểm đã lên khá cao cho tới rạng sáng. "Năm nay mặt trăng lặn dần ở chân trời tây khi trời tối để lại bầu trời đủ tối cho việc quan sát các vệt sao băng", anh Duy nói.
Geminids luôn đứng đầu các trận mưa sao băng của năm bởi độ rực rỡ cũng như tần suất. Nó có nguồn gốc từ vật thể 3.200 Phaethon. Các nhà khoa học tin rằng vật thể này chính là phần nhân của một sao chổi nào đó còn sót lại sau những cuộc hành trình và bị gió mặt trời thổi hết lớp đá băng bên ngoài. 3.200 Phaethon trong quá khứ di chuyển cắt ngang qua quỹ đạo của trái đất và để lại một dải đá bụi.
Chú ý:
Để quan sát mưa sao băng lớn nhất năm, các chuyên gia khuyên, người xem chỉ cần dùng mắt thường. Cực điểm diễn ra là trong mùa đông nên người quan sát cũng nên chuẩn bị đầy đủ quần áo ấm, chọn vị trí trống trải, tránh các tòa nhà cao tầng. Bên cạnh đó, người xem cần tránh ánh sáng từ thành phố, hãy kiên nhẫn và bao quát tầm nhìn.